Lãnh án chung thân vì tội giết người sau 24 năm lẩn trốn pháp luật
Dệt chiếu cói là nghề truyền thống từ rất lâu đời ở xã Hoài Châu Bắc, TX.Hoài Nhơn (Bình Định). Chiếu dệt có nhiều loại: chiếu khổ rộng, khổ hẹp, chiếu trơn và chiếu hoa... Chiếu cói Hoài Nhơn nổi tiếng với độ óng mượt, dẻo dai và có màu sắc tươi thắm.T1 chia sẻ trang phục vô địch LMHT tại CKTG 2023
Ngày 10.1, theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, trong những năm gần đây, số lượng lao động nhập cư có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ tăng dân số cơ học ở TP.HCM đã giảm từ 1,7% (tương đương có từ 170.000 - 180.000 người nhập cư) vào năm 2020 xuống còn 0,67% (khoảng 65.000 người) vào năm 2023.Nguyên nhân chính của thực trạng này là do các địa phương khác cũng đã phát triển nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế, tạo cơ hội việc làm tương tự như TP.HCM.Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt cao, đặc biệt là tiền thuê trọ, cùng áp lực công việc và cường độ làm việc lớn khiến người lao động tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến người lao động có xu hướng lựa chọn làm việc tại quê nhà thay vì di chuyển đến TP.HCM.Kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) với khoảng 2.000 doanh nghiệp, cho thấy các ngành như dệt may, giày da, điện tử, thương mại dịch vụ, lưu trú ăn uống và xây dựng sử dụng nhiều lao động nhập cư, đặc biệt là lao động phổ thông, không yêu cầu tay nghề cao. Nhiều doanh nghiệp trong số này có tỷ lệ lao động ngoại tỉnh lên đến hơn 60%.Do đó, khi người lao động chọn quay về quê làm việc, doanh nghiệp sẽ bị biến động nhân lực, nhất là ở các ngành dệt may, giày da, bán buôn và bán lẻ.Dấu hiệu rõ rệt cho sự biến động này là các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng số lượng lớn nhân sự hoặc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Nhiều doanh nghiệp phải tăng lương, phúc lợi và đưa ra nhiều chính sách thu hút lao động.Ngoài ra, sự giảm sút lao động nhập cư còn kéo theo nhu cầu tiêu dùng thấp hơn, có tác động không nhỏ đến các hoạt động dịch vụ thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hóa.Tuy nhiên, theo Sở LĐ-TB-XH TPHCM, việc dịch chuyển lao động cũng mở ra nhiều cơ hội nhất định, điển hình là tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương lân cận và cân bằng phân bố dân cư. Qua đó, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ.Trước một số ý kiến cho rằng việc giảm người nhập cư sẽ giúp giảm áp lực lên hạ tầng dịch vụ tại TP.HCM, Sở LĐ-TB-XH cho rằng đây chỉ là tác động tạm thời. Lâu dài, việc giảm tỷ lệ nhập cư tiềm ẩn nhiều hệ quả. Do đó, sở này cho rằng TP.HCM cần tập trung vào việc phát triển hạ tầng bền vững, cải thiện quản lý đô thị, đầu tư vào giao thông công cộng và công nghệ số để thích ứng với sự phát triển dân số một cách bền vững.Trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề, xúc tiến liên kết vùng để cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực đang phát triển như công nghệ cao và kinh tế số.Ngoài ra, TP.HCM cũng đang thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội như xây nhà ở xã hội, mở rộng bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và triển khai chương trình vay vốn ưu đãi để hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm... Qua đó, tạo động lực, sự gắn bó cho người lao động khi định hướng làm việc tại thành phố.Riêng về việc để giải quyết bài toán thiết hụt lao động trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Sở LĐ-TB-XH cho biết UBND TP.HCM đã triển khai thực hiện Đề án Giải pháp giảm thâm dụng lao động.Thực tế, một số doanh nghiệp đã có kế hoạch dài hạn đã cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ và tự động hóa để giảm phụ thuộc vào lao động phổ thông, hoặc chuyển nhà máy về các tỉnh.TP.HCM khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp sản xuất đổi mới công nghệ và giảm lao động phổ thông, quan tâm việc đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề của người lao động. Đồng thời, cải thiện chính sách đãi ngộ, lương, thưởng để giữ chân lao động.Trong khi đó, người lao động cần chủ động nâng cao chuyên môn, xây dựng thái độ làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.Trước đó, vào tháng 11.2024, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo đề tài vai trò của lao động di cư trong nước đối với sự phát triển TP.HCM và giải pháp chính sách về vấn đề lao động - việc làm trong tình hình mới.Tại hội thảo này, TS Nguyễn Thị Hoài Hương, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức về số liệu lao động di cư từ các tỉnh đến TP.HCM làm việc.Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1.200 lao động di cư đến TP.HCM, cho thấy người di cư đến TP.HCM chủ yếu vì lý do kinh tế (93,8%).Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lao động di cư đang đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sinh hoạt cao, thiếu chỗ ở, và khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.Theo thông tin được cung cấp tại hội nghị này, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong cộng đồng lao động di cư tại TP.HCM đạt 27,23%, trong đó, có 61,81% tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 38,19% tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Dù hiện nay số lượng người lao động di cư đến TP.HCM giảm, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Điển hình là người di cư có trình độ học vấn cao hơn, thu nhập bình quân có xu hướng tăng, tỷ lệ tiền gửi về quê cũng gia tăng, giảm dần lao động ở các ngành thâm dụng lao động.Theo nhóm nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến lao động di cư tại TP.HCM, như một "bước ngoặt" dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhiều lao động di cư có xu hướng chuyển từ khu vực doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân...) sang khu vực lao động tự do. TS Nguyễn Văn Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cũng cho rằng mặc dù TP.HCM đã có các chính sách hỗ trợ như nhà ở, học phí, bảo hiểm, đào tạo nghề, nhưng việc triển khai thực tế còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lao động di cư.Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, nhận định địa phương cần phải thay đổi góc nhìn và chính sách đối với lao động di cư. Ông đề nghị các cơ quan nhà nước cần có chính sách quản lý lao động tốt hơn, áp dụng quản lý thống nhất trên cả nước, không nên phân biệt địa bàn, lao động tại chỗ hay di cư.
Trung vệ đội tuyển Việt Nam xỏ giày tham gia sân chơi bóng đá sinh viên
Ngày 20.2, tin từ Trung tâm y tế TP.Phú Quốc cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi, do Trạm y tế xã Cửa Dương chuyển đến.Khoảng 8 giờ cùng ngày, trong lúc đi đổ rác trên tuyến đường Dương Đông - Bãi Thơm, một người dân ở xã Cửa Dương phát hiện trong thùng xốp đặt bên cạnh thùng rác có một bé sơ sinh. Bé không mặc quần áo, bên cạnh cũng không có vật dụng kèm theo. Ngay sau khi phát hiện, người này liền gọi cho UBND xã Cửa Dương để trình báo. Cán bộ xã và cán bộ trạm y tế xã nhanh chóng đến nơi và đưa bé đến Trung tâm y tế TP.Phú Quốc chăm sóc.Bác sĩ Trần Thị Hòa, Trưởng khoa Sản, Trung tâm y tế TP.Phú Quốc cho biết, khi tiếp nhận, bé đang trong tình trạng khá yếu do đói. Các bác sĩ đã cho bú sữa, đồng thời vệ sinh và quấn khăn giữ ẩm cho bé. Đây là bé trai, cân nặng 2,6 kg, bé được khoảng 5 ngày tuổi.Trưa cùng ngày, Phòng LĐ-TB-XH TP.Phú Quốc cử đoàn cán bộ đến thăm hỏi và nắm tình hình về bé trai bị bỏ rơi.Một lãnh đạo Phòng LĐ-TB-XH TP.Phú Quốc cho biết, trước mắt sẽ làm thủ tục cho bé được chăm sóc tại Trung tâm y tế. Theo quy định, UBND xã Cửa Dương sẽ ban hành thông báo tìm thân nhân của cháu bé bị bỏ rơi. Sau thời hạn 14 ngày, kể từ ngày ra thông báo, nếu không ai đến nhận thì UBND xã Cửa Dương tiếp tục ban hành thông báo về việc xin nhận con nuôi.
Năm nay là lần đầu tiên đội bóng Trường ĐH Quy Nhơn tham dự vòng loại giải TNSV THACO cup 2025. Kết quả, thầy trò HLV Thái Bình Thuận đoạt luôn tấm vé duy nhất đại diện khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên. Thậm chí, họ còn khiến nhiều người ngạc nhiên khi vượt qua vòng bảng để lần đầu tiên góp mặt ở tứ kết.Trước giờ xung trận, PGS.TS Đoàn Đức Tùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Quy Nhơn đã có lời động viên đặc biệt: "Trước mắt là một trận đấu lớn, nhưng hãy nhớ rằng đối thủ nào cũng có điểm mạnh và điểm yếu. Quan trọng là các em giữ vững sự tự tin, tập trung vào lối chơi của mình và thi đấu bằng tất cả trái tim.Hãy vào sân với tinh thần chiến đấu hết mình, không chỉ vì chiến thắng mà còn vì niềm tự hào, vì tất cả những người đã luôn ủng hộ đội tuyển, ủng hộ các em. Hãy ra sân, với sự tự tin, chiến đấu như những chiến binh thực thụ, và mang về chiến thắng. Cả đội hãy cùng nhau tiến lên!".Điều này chắc chắn sẽ tạo ra sự khích lệ rất lớn cho các chàng sinh viên của ngôi trường đến từ miền đất võ Bình Định. Cũng nói thêm đến lúc này Trường ĐH Quy Nhơn đang là một trong những đội bóng có phong cách chơi bền bỉ, mạnh mẽ nhưng có nét đẹp kỹ thuật, thượng võ.Năm nay, rất nhiều sinh viên quan tâm bóng đá khi nhắc đến Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đã giơ ngón cái ngợi khen sau chiến tích quật ngã nhà đương kim vô địch Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM.Trước đó, các học trò HLV Tạ Hồng Hà cho thấy sức mạnh khi toàn thắng ở vòng bảng trước các đội cứng cựa như đội Trường ĐH Văn Lang, đội Trường ĐH RMIT, đội Trường ĐH Gia Định.Trong lần đầu tiên tham dự VCK giải TNSV THACO cup 2025, đội Trường ĐH Công nghiệp đã một lần nữa ngoạn mục lách qua khe cửa hẹp để góp mặt ở tứ kết nhờ lối chơi biết mình, biết người.Đều đã hoàn thành chỉ tiêu, nên trận đấu ngày hôm nay sẽ là cơ hội để 2 Trường ĐH Quy Nhơn và Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM dẹp bỏ áp lực, thoải mái trình diễn những phẩm chất tốt đẹp nhất của mình, vì giấc mơ lần đầu tiên lọt vào tốp 4 đội mạnh nhất VCK giải TNSV THACO cup 2025.
Thí sinh HHDN Du lịch Biển 2023 trao quà cho ngư dân có hoàn cảnh khó khăn
Hệ thống VFCS được xây dựng theo các tiêu chuẩn và yêu cầu của Hệ thống chứng chỉ rừng quốc tế (PEFC), được PEFC công nhận, cho phép sử dụng nhãn mác và vận hành từ năm 2019. Đến nay, cả nước đã có khoảng 435.000 ha rừng được cấp chứng chỉ, trong đó có 150.000 ha chứng chỉ rừng VFCS/PEFC.